http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=97187


Định hướng phát triển chiếu sáng đô thị Việt Nam đến năm 2025


Ngày 11/10/2010, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã ký ban hành quyết định số: 1874/QĐ-TTg về việc phê duyệt định hướng phát triển chiếu sáng đô thị Việt Nam đến năm 2025. Dưới đây là trích dẫn một số nội dung chính quan trọng trong quyết định này...

 


PHÊ DUYỆT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CHIẾU SÁNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Quan điểm:
* Phát triển chiếu sáng đô thị gắn liền với phát triển đô thị, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo văn minh đô thị.
* Phát triển chiếu sáng đô thị kết hợp cải tạo với xây dựng mới, đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.
* Nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng mới, tái tạo trong hoạt động chiếu sáng đô thị nhằm tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng điện - năng lượng và bảo vệ môi trường.
* Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư, sản xuất và sử dụng các sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao tiết kiệm điện.

2. Mục tiêu phát triển chiếu sáng đô thị Việt Nam năm 2015

a) Mục tiêu tổng quát:
Phát triển chiếu sáng đô thị phải theo quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển đô thị, từng bước hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng chiếu sáng đô thị, đổi mới công nghệ, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo trong chiếu sáng đô thị nhằm tiết kiệm điện năng, góp phần phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tạo dựng hình ảnh đô thị Việt Nam có bản sắc văn minh hiện đại.

b) Mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2015:
* Nâng cao chất lượng chiếu sáng đô thị và sử dụng các sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện; nghiên cứu và từng bước sử dụng năng lượng mặt trời trong chiếu sáng công cộng đô thị:
+ 80% các công trình giao thông, không gian công cộng, quảng cáo hiện có tại các đô thị loại đặc biệt và loại I; 60% các công trình giao thông, không gian công cộng và quảng cáo hiện có tại các đô thị loại II sử dụng các sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao tiết kiệm điện.
+ 100% các công trình giao thông, không gian công cộng xây dựng mới sử dụng các sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện. Khuyến khích sử dụng thiết bị, nguồn sáng sử dụng năng lượng mặt trời đạt tiêu chuẩn tại các đô thị.
* Các công trình giao thông được chiếu sáng đầy đủ với các chức năng định vị và dẫn hướng; thiết kế chiếu sáng có tính thẩm mỹ cao, thuận tiện, an toàn trong quá trình sử dụng và đảm bảo các chỉ tiêu như sau:
+ Đối với các đô thị loại đặc biệt, loại I: Chiếu sáng đường phố đạt tỷ lệ 100% chiều dài đường phố chính cấp đô thị và đường phố cấp khu vực, phấn đấu nâng tỷ lệ chiếu sáng ngõ, xóm (có chiều rộng từ 2m trở lên) đạt 70-75% chiều dài đường.
+ Đối với các đô thị loại II và loại III: Chiếu sáng đường phố đạt 95-100% chiều dài đường phố chính cấp đô thị; 80-85% chiều dài đường phố cấp khu vực; chiếu sáng ngõ, xóm (có chiều rộng từ 2m trở lên) đạt 70-75% chiều dài đường.
+ Đối với các đô thị loại IV và loại V: Chiếu sáng đường phố đạt tỷ lệ 80-85% chiều dài đường phố chính cấp đô thị và đường phố cấp khu vực, phấn đấu nâng tỷ lệ chiếu sáng ngõ, xóm (có chiều rộng từ 2m trở lên) đạt 60-65% chiều dài đường.
* Chiếu sáng không gian công cộng đô thị, chiếu sáng quảng cáo, trang trí phải bảo đản các yêu cầu về ánh sáng, an toàn góp phần bảo vệ an ninh. Hệ thống chiếu sáng công cộng của các đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, loại II đuợc quản lý và điều khiển bằng trung tâm điều khiển chiếu sáng công cộng.
* Hoàn thành quy hoạch chiếu sáng đô thị cho các đô thị trực thuộc trung ương.
* Thực hiện việc hạ ngầm đường dây cấp điện chiếu sáng tại các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II; từng bước thực hiện việc hạ ngầm đường dây cấp điện chiếu sáng đối với các đô thị còn lại.

c) Mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025
* Tiếp tục nâng cao chất lượng chiếu sáng đô thị đảm bảo 100% các công trình giao thông, không gian công cộng và quảng cáo tại các đô thị (bao gồm: xây mới, cải tạo, nâng cấp) sử dụng các sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện, trong đó phấn đấu từ 30% đến 50% các công trình sử dụng đèn năng lượng mặt trời đạt tiêu chuẩn.
* Chiếu sáng các công trình giao thông
+ Đối với các loại đô thị đặc biệt, loại I: Chiếu sáng các loại đường phố đạt tỷ lệ 100% chiều dài đường.
+ Đối với các đô thị loại II, loại III: Chiếu sáng đường phố đạt 100% chiều dài đuờng phố chính cấp đô thị, 95% chiều dài đường phố cấp khu vực, phấn đấu nâng tỷ lệ chiếu sáng ngõ xóm (có chiều rộng từ 2m trở lên) đạt 80-85% chiều dài đường.
+ Đối với các đô thị loại IV, loại V: Chiếu sáng đường phố đạt tỷ lệ 85-90% chiều dài các tuyến đường phố chính đô thị và đường phố khu vực, phấn đấu nâng tỷ lệ chiếu sáng ngõ xóm (có chiều rộng từ 2m trở lên) đạt 75% chiều dài đường.
* Xây dựng các trung tâm điều khiển chiếu sáng công cộng cho các đô thị loại III và loại IV.
* Hoàn thành việc hạ ngầm toàn bộ đường dây cấp điện chiếu sáng tại các đô thị.

1. Quy hoạch và phát triển hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị
* Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch chiếu sáng đô thị. Các đô thị còn lại rà soát, bổ sung nội dung quy hoạch chiếu sáng đô thị trong quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết đô thị.
* Lập kế hoạch đầu tư, phát triển hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị theo quy hoạch được phê duyệt, trong đó có kế hoạch huy động nguồn vốn, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành, đào tạo nâng cao năng lực cho các đơn vị quản lý hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị hàng năm và dài hạn.

2. Đầu tư, phát triển hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị:
* Ưu tiên nguồn vốn từ ngân sách trung ương, địa phương để phát triển hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị
* Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị với các hình thức khác nhau theo quy định hiện hành.

3. Cơ chế, chính sách đầu tư trong lĩnh vực chiếu sáng đô thị
a) Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị, sử dụng năng lượng mới trong chiếu sáng đô thị, đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến sản xuất các sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện đạt tiêu chuẩn, đa dạng vvề chủng loại và đẹp về mẫu mã đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.
b) Xây dựng cơ chế chính sách huy động vốn đóp góp của người dân và nhà nước cùng thực hiện đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp chiếu sáng ngõ, hẻm trong đô thị.

4. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, ban hành các tiêu chuẩn và các quy chuẩn trong lĩnh vực chiếu sáng đô thị
a) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, nghiên cứu áp dụng các giải pháp kỹ thuật đồng bộ, hiện đại hoá công nghệ chiếu sáng đô thị bao gồm:
* Tiến hành rà soát lại toàn bộ hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia chiếu sáng hiện hành, trên cơ sở đó bổ sung, hoàn thiện và ban hành các quy chuẩn tiêu chuẩn mới.
* Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ kỹ thuật cao để sản xuất các sản phẩm chiếu sáng đồng bộ đạt chất lượng cao, đa dạng về chủng loại và đẹp về mẫu mã.
* Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS), công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực tư vấn, thiết kế, giám sát chất lượng, quản lý và vận hành hệ thống chiếu sáng đô thị.
b) Nghiên cứu xây dựng Trung tâm thử nghiệm, đo lường và kiểm định chất lượng ánh sáng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
c) Nghiên cứu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về chiếu sáng đô thị nhằm thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp các thông tin, dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu, tư vấn, thiết kế và sản xuất.
d) Tăng cường các hoạt động liên ngành trong phổ biến kiêếnthức khoa học và công nghệ, tuyên truyền giáo dục cộng đồng, nâng cao dân trí về sử dụng tiết kiệm điện và sử dụng các sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao.

5. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chiếu sáng đô thị
a) Xây dựng chính sách đào tạo nguồn nhân lực bao gồm đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật về vận hành, bảo trì chiếu sáng đô thị.
b) Tăng cường công tác trao đổi thông tin, phổ biến áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xây dựng cơ chế, chính sách, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao và ứng dụng công nghệ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chiếu sáng đô thị hiệu suất cao, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về chiếu sáng đô thị.

6. Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về chiếu sáng đô thị và chiếu sáng công cộng đô thị.
a) Hoàn thiện bộ máy, thống nhất nhiệm vụ quản lý nhà nước về chiếu sáng đô thị tại các địa phương.
b) Đối với các đô thị đang có đơn vị quản lý vận hành hệ thống chiêếusáng công cộng, tiếp tục nâng cao năng lực bề đội ngũ cán bộ, đổi mới và hiện đại hoá trang thiết bị quản lý, vận hành nhằm đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ mới.
c) Đối với các đô thị chưa có đơn vị quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng: tổ chức lựa chọn đơn vị quản lý, vận hành, quy mô đơn vị này tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của địa phương.



 


Rating: 4.5/5 - 6909 reviews